Nghiên cứu phương án tái sử dụng bùn thải từ hệ thống xử lý nước, nước thải và xỉ thải
Tỉnh Bình Dương có tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng cao đã giúp phát triển về kinh tế vượt bậc. Tuy nhiên, đi theo đó khối lượng chất thải gây ô nhiễm môi trường cũng ngày càng gia tăng, trong đó có bùn thải và xỉ thải từ các quá trình sử dụng nhiên liệu hóa thạch và đốt chất thải. Hầu hết lượng bùn thải này đều có khả năng tái sử dụng làm phân bón, chất cải tạo đất hoặc là nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, phương pháp xử lý hầu hết là đốt hoặc hóa rắn chôn lấp, điều này làm lãng phí một nguồn tài nguyên và gây tốn kém chi phí cho các doanh nghiệp sản xuất. Vì vậy, cần có nghiên cứu phương án tận dụng nguồn tài nguyên thứ cấp này và giảm chi phí xử lý cho doanh nghiệp. Và cho đến nay, vấn đề kinh tế tuần hoàn đối với chất thải ngày càng được quan tâm sâu sắc trên toàn thế giới cũng như tại nước ta, nên đề tài này vẫn còn giá trị thực tiễn rất cao.
-
Đơn vị thực hiện: Viện Môi trường và Tài Nguyên – ĐHQG- HCM
-
Chủ nhiệm đề tài: GS.TS. Nguyễn Văn Phước
-
Thời gian thực hiện: 10/2014 – 10/2015
-
Đơn vị được bàn giao kết quả: Sở Tài Nguyên và Môi Trường, Công ty xử lý chất thải Nam Bình Dương
Mục tiêu của đề tài:
Đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học và thực tế phục vụ cho quản lý hiệu quả các loại chất thải (bùn thải, xỉ thải) trên địa bàn tỉnh Bình Dương, bao gồm:
Xác định khối lượng, thành phần các loại bùn thải, xỉ thải phát sinh trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Nghiên cứu các quy trình tái chế bùn và xỉ thải không nguy hại
Xây dựng quy trình công nghệ tái chế bùn và xỉ thải không nguy hạ
Biên soạn tài liệu hướng dẫn kỹ thuật quy trình tái sử dụng bùn và xỉ thải làm phân compost và vật liệu xây dựng.
Xây dựng quy chế quản lý và tái sử dụng bùn thải, xỉ thải không nguy hại
-
Đề xuất: QUY ĐỊNH VỀ TÁI SỬ DỤNG CÁC LOẠI BÙN THẢI TỪ TRẠM XỬ LÝ NƯỚC THẢI, NƯỚC CẤP VÀ XỈ THẢI, kèm theo Quy trình hướng dẫn tái chế, tái sử dụng bùn, tro, xỉ thải trên địa bàn tỉnh Bình Dương
-
Xây dựng định mức phát thải bùn từ các ngành nghề, từ các trạm xử lý nước thải tập trung KCN/CCN, do xử lý nước cấp làm cơ sơ cho dự báo lượng bùn phát sinh hàng năm theo qui hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh
-
Xây dựng được các quy trình tái sử dụng bùn thải từ hệ thống xử lý nước, nước thải và xỉ thải:
+ Quy trình sản xuất phân compost (ủ hiếu khí cấp khí tự nhiên) bùn sinh học từ hệ thống xử lý nước thải đô thị và công nghiệp với nghiệm thức gồm:
-
Tỷ lệ cao su (chất độn): bùn: 1/16,
-
Chế phẩm vi sinh BIO-F có Trichoderma spp. 108 CFU/g, Streptomyces spp. 108 CFU/g, Bacillus spp. 108 CFU/g với liều 1g vi sinh/1kg bùn.
-
Thời gian ủ 20 ngày thu được 20%
Phân compost có chất lượng đạt tiêu chuẩn ngành, nhiệt độ ủ trên 550C, đảm bảo tiêu diệt triệt để các mầm bệnh.
+ Đã chứng minh Bùn vô cơ và tro, xỉ thải không phải là chất thải nguy hại và theo thành phần là nguyên liệu tiềm năng trong việc sản xuất vật liệu xây dựng, hạn chế chôn lấp, tiết kiệm diện tích tích, mang lại tiềm năng cho các dự án cơ chế phát triển sạch.
- Tro lò đốt là cốt liệu mịn sử dụng phối trộn giảm lượng xi măng trong sản xuất gạch con sâu với tỷ lệ tro đến 35% đạt cường lực nén 20 MPa, độ hút nước 7,5%, độ mài mòn 0,41 (g/cm2), đạt QCVN 16:2014/BXD, giúp giảm chi phí sản xuất.
- Bùn thải vô cơ được tận dụng sản xuất gạch block. Nghiệm thức trộn bùn/xi măng/đá mi/cát: 5/20/60/15 cho kết quả đạt trên 4,1 MPa đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 16:2014-BXD – gạch bê tông, giúp giảm chi phí sản xuất.
- Bùn vô cơ, tro hoặc cả hai đã được thử nghiệm thay thế thành phần phối trộn trong sản xuất bê tông tái chế. Nghiệm thức: lượng bùn thay thế cát 30% bê tông đạt tiêu chuẩn TCVN 5574-2012 (M200). Cường độ nén sau 28 ngày dưỡng ẩm: 11MPa.
-. Bùn nước cấp thay thế đất sét đến 40%, cho gạch nung đạt cường độ nén 21,1 MPa, độ hút nước 7,5% đạt QCVN 16:2014-BXD – gạch rỗng đất sét nung.
- Xỉ than thay thế đá mi đến 20% trong nghiệm thức sản xuất gạch block cho sản phẫm có cường độ nén 3,7MPa đạt tiêu chuẩn gạch block.
-Xỉ thải thay thế cát làm vật liệu san lấp với tỷ lệ thay thế cát lên đến 80%. Hỗn hợp sau phối trộn có mô đun đàn hồi lên đến 137MPa.
Nguồn KQNC: "Nghiên cứu phương án tái sử dụng bùn thải từ hệ thống xử lý nước, nước thải và xỉ thải”. Xem toàn văn tại Trung tâm Thông tin và Thống kê Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Dương
Nguyễn Mộng Giang