Tình hình đăng ký doanh nghiệp trong nước năm 2017 trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Đến hết ngày 31/12, cả tỉnh có thêm 5.542 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 29.029 tỷ đồng, tăng 16,5% về số doanh nghiệp và tăng 39,5% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2016.
Tình hình đăng ký thành lập mới
Về tình hình chung:
Đến hết ngày 31/12, cả tỉnh có thêm 5.542 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký là 29.029 tỷ đồng, tăng 16,5% về số doanh nghiệp và tăng 39,5% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2016.
Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế trong năm 2017 là 51.264 tỷ đồng, bao gồm: tổng số vốn đăng ký của doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 29.029 tỷ đồng và tổng số vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp thay đổi tăng vốn là 22.205 tỷ đồng.
Tỷ trọng vốn đăng ký bình quân trên một doanh nghiệp trong 11 tháng 2017 đạt 5,24 tỷ đồng, tăng 19,63% so với cùng kỳ năm 2016. Lũy kế đến nay, toàn tỉnh có 30.912 doanh nghiệp đăng ký hoạt động với số vốn đăng ký là 237.210 tỷ đồng.
Về tình hình đăng ký theo địa bàn:
Biểu đồ 1: Tình hình đăng ký doanh nghiệp theo địa bàn
Về số doanh nghiệp thành lập mới: các địa phương có số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới tăng so với cùng kỳ năm 2016 bao gồm: thành phố Thủ Dầu Một 28,80%, huyện Bàu Bàng 20,83%, thị xã Tân Uyên 23,16%, thị xã Dĩ An 19,65%, thị xã Thuận An 16,48%, huyện Dầu Tiếng 6,38%, thị xã Bến Cát 8,12%. Huyện Phú Giáo 3,77% và huyện Bắc Tân Uyên có tỷ lệ doanh nghiệp đăng ký thành lập mới giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước lần lượt là 10,59%.
Về số vốn đăng ký mới: thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Bến Cát, thị xã Dĩ An là các địa phương có mức tăng cao nhất so với cùng kỳ năm trước, lần lượt là 93,70%, 46,70% và 47,82%. Huyện Bắc Tân Uyên và thị xã Tân Uyên, thị xã Thuận An có mức vốn đăng ký tăng vừa và tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước lần lượt là 21,78%, 7,28% và 3,30%. Mặc dù số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập mới của huyện Phú Giáo, huyện Dầu Tiếng và huyện Bàu Bàng điều tăng, nhưng mức vốn đăng ký lại giảm mạnh so với cùng kỳ lần lượt là: 17,52%, 29,64% và 51,64%.
Về tình hình đăng ký theo ngành, nghề kinh doanh
Biểu đồ 2: Tình hình đăng ký doanh nghiệp theo ngành, nghề kinh doanh
Về tỷ lệ doanh nghiệp thành lập mới, đến hết tháng 12, lĩnh vực Công nghiệp – Xây dựng và Thương mại - Dịch vụ tiếp tục có số doanh nghiệp thành lập mới tăng so với cùng kỳ (19,81% và 19,48%). Ngược lại, lĩnh vực Nông, lâm, ngư nghiệp có số doanh nghiệp gia nhập thị trường giảm 31,82%.
Về tỷ lệ vốn đăng ký trong năm 2017, lĩnh vực Công nghiệp – Xây dựng có số vốn đăng ký mới tăng so với cùng kỳ là 42,55%; khu vực Thương mại - Dịch vụ dựng có số vốn đăng ký mới tăng mạnh 31,06% so với cùng kỳ trong khi số vốn đăng ký mới trong lĩnh vực Nông, lâm, ngư nghiệp giảm mạnh (66,76%).
Tình hình doanh nghiệp gặp khó khăn, giải thể, ngừng hoạt động
Tình hình doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, hoạt động trở lại
Từ đầu năm 2017 đến nay, có 412 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, tăng 2% so với cùng kỳ 2016; 59 doanh nghiệp hoạt động trở lại trước thời hạn, tăng 2% so với cùng kỳ. Các lĩnh vực có doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh chủ yếu là: Bán buôn vật liệu xây dựng (10,3%), Bán buôn chuyên doanh khác (9,5%), Xây dựng nhà các loại (7,5%)…
Biểu đồ 3: Tình hình đăng ký doanh nghiệp tạm ngừng theo tháng
Tình hình doanh nghiệp giải thể, bỏ địa chỉ kinh doanh
Trong năm 2017 có 301 doanh nghiệp đăng ký giải thể với số vốn đăng ký giải thể là 1.800 tỷ đồng, tăng 24,9% về số lượng và 12,3% về vốn so với cùng kỳ năm trước. Tính trung bình cứ 18 doanh nghiệp thành lập mới thì có 01 doanh nghiệp giải thể. Các lĩnh vực có doanh nghiệp giải thể chủ yếu là: Bán buôn đồ dùng cho gia đình (6,3%), Bán buôn vật liệu xây dựng (7%), Hoạt động tư vấn quản lý (6%)…
Số lượng doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh là 231 doanh nghiệp, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2016.
SKHĐT-Bình