Một số kết quả nghiên cứu liên quan đến ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để sản xuất rau theo hướng hữu cơ, rau an toàn và chuỗi giá trị gắn với xây dựng nông thôn mới
Ngày nay, khi thế giới đang chứng kiến sự biến đổi về môi trường và tăng cường nhận thức về an sinh thực phẩm, việc xây dựng mô hình sản xuất rau theo hướng hữu cơ, an toàn và gắn với chuỗi giá trị là một thách thức và cũng là cơ hội to lớn đối với ngành nông nghiệp. Đây không chỉ là việc sản xuất rau mà còn là sự cam kết xây dựng nông thôn mới, nơi mà sự bền vững kết hợp với hiện đại hóa để tạo ra một môi trường sống thịnh vượng và bền vững.
Trong bối cảnh này, thông tin chuyên sẽ giới thiệu một số mô hình có áp dụng những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ vào quá trình sản xuất rau hữu cơ và an toàn. Điều này bao gồm việc sử dụng phương pháp nuôi trồng không hóa chất, tái chế nguồn nước, và tối ưu hóa quá trình sản xuất để giảm thiểu tác động tiêu cực đối với môi trường. Sau đây là một số kết quả nghiên cứu liên quan đến ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để sản xuất rau theo hướng hữu cơ, rau an toàn và chuỗi giá trị gắn với xây dựng nông thôn mới:
1. Đề tài « Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để sản xuất rau theo hướng hữu cơ, rau an toàn và chuỗi giá trị gắn với xây dựng nông thôn mới vùng miền núi phía Bắc » do PGS.TS. Nguyễn Viết Hưng, Trường Đại học Nông lâm - Đại học Thái Nguyên, Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện năm 2021. Đã triển khai lắp đặt thiết bị bao gồm: hệ thống bồn rửa, bàn sơ chế, hệ thống phân loại - sàng phân loại inox, máy litam tách nước làm khô, hệ thống đóng gói, kệ inox đựng sản phẩm và quạt thông gió cho 2 nhà xưởng sơ chế sản phẩm rau sau thu hoạch của Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ xanh CAB và Công ty cổ phần đầu tư Nam Hòa Xanh, quy mô 100 m2/xưởng. Tại tất cả các địa phương xây dựng mô hình đều có bộ cơ sở dữ liệu và phần mềm về sản xuất rau phục vụ cho xây dựng phần mềm truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Các loại rau trong phần diện tích đã cam kết tham gia mô hình của các hộ dân đều có tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm và được chứng nhận VietGAP bởi Trung tâm Chứng nhận Phù hợp (QUACERT) - Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng - Bộ Khoa học và Công nghệ
2. Đề tài « Xây dựng mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ tại thành phố Cam Ranh » do Võ Văn Tuấn, Trạm Khuyến nông TP. Cam Ranh, UBND Tỉnh Khánh Hòa thực hiện vào năm 2022. Kết quả đề tài đã nghiên cứu được mô hình canh tác cây hành lá theo hướng hữu cơ cho thấy các chỉ tiêu về sinh trưởng là chiều cao, số lá/cây, đường kính thân đều thấp hơn so với mô hình đối chứng của dân. Năng suất mô hình trung bình đạt 41,26 tấn/ha, thấp hơn ruộng đối chứng 6,9 %. Lợi nhuận thấp hơn ruộng đối chứng 46.104.000 đồng/ha. Mô hình canh tác cải ngọt theo hướng hữu cơ cho thấy các chỉ tiêu về sinh trưởng là chiều cao, số lá/cây, đường kính tán, khối lượi tươi/cây đều thấp hơn so với ruộng đối chứng của nông dân. Năng suất mô hình trung bình đạt 42,48 tấn/ha, ruộng nông dân năng suất đạt 44,15 tấn/ha. Lợi nhuận thu được ở mô hình 154,66 triệu đồng/ha thấp hơn ruioongj nông dân đạt mức lợi nhuận 177,38 triệu đồng/ha. Đã xây dựng chuyên đề thực trạng mô tả đầy đủ thông tin về tình hình sản xuất rau tại Cam Phước Đông. Đúc kết được quy trình canh tác rau theo hướng hữu cơ tại thành phố Cam Ranh. Đã tập huấn cho 60 lượt nông dân canh tác rau tại Cam Phước Đông Cam Ranh.
3. Đề tài « Xây dựng mô hình nông nghiệp theo hướng hữu cơ cho cây rau, củ tại tỉnh Sơn La » do ThS. Nguyễn Hoàng Phương, Công an tỉnh Sơn La, UBND Tỉnh Sơn La hoàn thành nghiên cứu năm 2021. Thông qua đề tài, để phát triển sản xuất rau hữu cơ một cách đồng bộ, cần có quy hoạch vùng với các sản phẩm ưu tiên, có cơ chế giao đất dài hạn với hạn điền phù hợp cho mỗi đối tượng sản xuất. Nâng cao vai trò của doanh nghiệp trong mô hình sản xuất hữu cơ liên kết theo chuỗi giá trị là rất quan trọng, từ đó hình thành và phát triển các chuỗi liên kết trong sản xuất một cách bền vững. Trong đó, quan trọng nhất là thu hút các doanh nghiệp có khả năng thu mua, chế biến sâu và bảo đảm đầu ra cho các sản phẩm hữu cơ.
4. Đề tài « Ứng dụng các sản phẩm công nghệ sinh học xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ rau theo hướng hữu cơ » do TS. Đặng Thị Phương Lan, Viện Môi trường Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện nghiên cứ từ tháng 01/2019 đển tháng 12/2021. Qua hơn 2 năm nghiên cứu đề tài đã xây dựng 12 mô hình (1-2 điểm/ tỉnh/MH x 4 tỉnh x 3 năm/điểm) sản xuất rau theo hướng hữu cơ ứng dụng các sản phẩm công nghệ sinh học tại 4 tỉnh (Hà Nội, Hòa Bình, Lâm Đồng và Đồng Nai) với diện tích là 125 ha gieo trồng. Mỗi tỉnh xây dựng 1-2 điểm trình diễn sản xuất rau theo hướng hữu cơ, các điểm trình diễn liên tục trong 2 - 3 năm (bảng 1). Các loại rau lựa chọn là loại rau mà đơn vị sản xuất đang tiến hành sản xuất bao gồm: các loại cải ăn lá, rau dền, mồng tơi, hành lá, su hào, cải bắp, mướp đắng, cà chua, bí xanh (sản xuất liên tục trong năm). Mỗi mô hình là một nhóm hộ hoặc hợp tác xã nông nghiệp hoặc trang trại tư nhân hay Doanh nghiệp tùy thuộc vào điều kiện từng địa phương. Xây dựng 04 mô hình liên kết từ sản xuất, giám sát và tiêu thụ sản phẩm.
5. Đề tài « Nghiên cứu sản xuất cải ngọt (Brassica chinensis L) và khổ qua (Momordica charantia L) an toàn theo hướng hữu cơ trên vùng đất xám của tỉnh Bình Dương » do KS. Phạm Đỗ Bích Quyên, Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND Tỉnh Bình Dương thực hiện năm 2010. Xác định công thức phối hợp giữa nền phân hữu cơ bón gốc và phân hữu cơ phun qua lá thích hợp cho việc sản xuất rau ăn lá (cải ngọt) và rau ăn quả (khổ qua) an toàn theo hướng hữu cơ có chất lượng cao.
6. Đề tài « Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại Hòa An, thành phố Cao Bằng » do Nguyễn Ngọc Lương, Công ty cổ phần chuyên doanh thuốc lá Cao Bằng, UBND Tỉnh Cao Bằng hoàn thành năm 2021 với 4 nội dung chính gồm : Lựa chọn địa điểm triển khai mô hình. Tập huấn, chuyển giao quy trình kỹ thuật canh tác, thu hoạch và sơ chế rau phù hợp với điều kiện tỉnh Cao Bằng. Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP. Xây dựng kênh tiêu thụ cho sản phẩm rau an toàn có truy xuất được nguồn gốc
7. Đề tài « Xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP tại huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang » do KS. Ong Khắc Nở, Công ty TNHH sinh vật cảnh Hoàng Linh, UBND Tỉnh Bắc Giang thực hiện nghiên cứu năm 2022. Nội dung nghiên cứu gồm xây dựng mô hình sản xuất rau chất lượng cao trong nhà lưới; Mô hình sản xuất rau trong nhà lưới đơn giản theo tiêu chuẩn VietGAP; Mô hình sản xuất rau an toàn ngoài đồng ruộng. Xây dựng mô hình liên kết theo chuỗi sản xuất, thu hoạch, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ rau an toàn.
8. Đề tài « Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ cao sản xuất rau, cây ăn quả an toàn theo chuỗi giá trị tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum » do KS. Trương Ngọc Tuyền, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Kon Plông, UBND Tỉnh Kon Tum thực hiện năm 2022. Mục tiêu dự án nhằm đưa tiến bộ KHKT áp dụng vào sản xuất, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng, bảo vệ môi trường. Dự án góp phần thay đổi nhận thức, nâng cao ý thức trách nhiệm của người sản xuất, phân phối trong việc đảm bảo an toàn sản phẩm, sức khỏe cộng đồng, thay đổi tập quán canh tác cũ bằng các phương pháp áp dụng khoa học kỹ thuật mới; nâng cao trình độ kỹ thuật thâm canh, bảo quản sơ chế, thị trường tiêu thụ của nhân dân trong vùng dự án, góp phần làm cho sản xuất rau chất lượng cao có hiệu quả và bền vững theo chuỗi liên kết. Chuyển giao các quy trình sản xuất ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất rau, cây ăn quả theo chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, ổn định sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Kon Plông tỉnh Kon Tum.
9. Đề tài « Xây dựng và triển khai mô hình trồng rau an toàn bằng công nghệ thủy canh trong nhà màng quy mô lớn phục vụ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Ninh Thuận » do KS. Huỳnh Văn Hiếu, Trung tâm Thông tin - Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ tỉnh Ninh Thuận, UBND Tỉnh Ninh Thuận hoàn thành năm 2021.Các hoạt động chủ đạo của nghiên cứu như : Khảo sát, lựa chọn địa điểm lắp đặt nhà màng canh tác thủy canh. Chọn điểm và thiết kế lắp đặt hệ thống nhà màng và hệ thống thủy canh hồi lưu tại vùng triển khai dự án. Chuyển giao và tiếp nhận các quy trình công nghệ trồng rau thủy canh hồi lưu. Xây dựng mô hình ứng dụng trồng rau an toàn bằng công nghệ thủy canh trong nhà màng. Xây dựng chuỗi cửa hàng rau an toàn tại Ninh Thuận bằng công nghệ thủy canh; quảng bá, đăng ký chất lượng sản phẩm.
10. Đề tài « Xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến trong nhân giống, sản xuất, bảo quản và tiêu thụ rau an toàn tại Hải Dương » do KS. Nguyễn Cao Đam, Trung tâm Ứng dụng khoa học, công nghệ và Khảo nghiệm giống, UBND Tỉnh Hải Dương tiến hành năm 2021. Kết quả đã tiếp nhận và làm chủ các quy trình công nghệ tiên tiến từ nhân giống, sản xuất, sơ chế, bảo quản các loại rau theo tiêu chuẩn VietGAP từ đơn vị chuyển giao công nghệ. Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn bền vững theo chuỗi mà doanh nghiệp là nòng cốt. Quản lý chất lượng trong sản xuất, sơ chế, bảo quản và tiêu thụ RAT đủ tiêu chuẩn dược cấp giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP, xây dựng thương hiệu sản phẩm "Rau, củ, quả an toàn Hưng Việt". Đào tạo kỹ thuật viên về quy trình thực hành nông nghiệp tốt VietGAP và giám sát viên nội bộ, đào tạo tập huấn nông dân tham gia dự án về quy trình sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP.
11. Đề tài « Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình chuỗi giá trị sản xuất, tiêu thụ rau quả hữu cơ tại huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa » do ThS. Trịnh Thị Phương, Công ty TNHH Một thành viên Dịch vụ Thương mại Nông nghiệp Công nghệ cao Thiên Trường 36, UBND Tỉnh Thanh Hóa thực hiện năm 2020. Nội dung trọng tâm của đề tài bao gồm việc khảo sát, lấy và phân tích các mẫu đất, nước các yếu tố môi trường khu vực triển khai dự án, đăng ký cơ quan chức năng về chứng nhận đủ điều kiện sản xuất rau quả theo tiêu chuẩn hữu cơ. Tổ chức sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ sản xuất rau quả theo tiêu chuẩn hữu cơ. Xây dựng mô hình sản xuất rau quả hữu cơ trong nhà màng. Xây dựng hệ thống tài liệu thực hiện tiêu chuẩn hữu cơ tại cơ sở. Đăng ký chứng nhận sản phẩm rau quả theo tiêu chuẩn hữu cơ và xây dựng phương án nhân rộng kết quả mô hình.
12. Đề tài « Ứng dụng công nghệ cao trong xây dựng mô hình sản xuất, bảo quản và tiêu thụ rau an toàn, chất lượng tại tỉnh Ninh Bình » do ThS. Đinh Thị Lý, Công ty Cổ phần đầu tư Công nghệ Xanh, UBND Tỉnh Ninh Bình tiến hành thực hiện năm 2020. Kết quả đã xây dựng thành công mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, bảo quản và tiêu thụ rau an toàn, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Chuyển giao và tiếp nhận các quy trình công nghệ sản xuất rau an toàn (súp lơ, bắp cải; hành, cải ngọt, cà chua, dưa chuột) theo tiêu chuẩn VietGAP, quy trình sơ chế, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ rau an toàn. Xây dựng mô hình sản xuất cây con giống; sản xuất rau các loại trong nhà lưới; Sản xuất rau trái vụ sử dụng vòm che thấp; Sản xuất rau trên ruộng đại trà theo tiêu chuẩn VietGAP. Xây dựng 01 mô hình liên kết theo chuỗi sản xuất, thu hoạch, sơ chế; bảo quản và tiêu thụ rau an toàn khoảng 30 tấn/ha/năm.
13. Đề tài “Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ tưới tự động tại huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng” do ThS. Trần Trang, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Thạnh Trị, UBND Tỉnh Sóc Trăng nghiệm thu năm 2020 với kết quả đã xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ tưới tự động (01 nhà lưới với diện tích 500 m2/nhà) và tổ chức Hội thảo giới thiệu mô hình.
14. Đề tài « Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn ứng dụng công nghệ cao và tiêu thụ rau, quả an toàn tại tỉnh Sóc Trăng » do KS. Dương Hồng Nga, Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ tỉnh Sóc Trăng, UBND Tỉnh Sóc Trăng hoàn thành năm 2019. Các nội dung trong đề tài đã thực hiện bao gồm : Xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn (cà chua, cải xanh, cải xà lách) trong nhà lưới ứng dụng công nghệ cao (ứng dụng hệ thống giám sát nhiệt độ, độ ẩm trong nhà lưới, kích hoạt hệ thống tưới tiết kiệm nước thông qua điện thoại di động) với diện tích 500m2 (300m2 trồng cà chua; 200m2 trồng cải xanh và cải xà lách). Năng suất bình quân: Cà chua cherry socola 0,97kg/cây, cà chua cherry đỏ 1,1kg/cây, cà chua gốc ghép 3,1kg/cây, cà chua savior 3,58kg/cây; cải xanh 249,7kg/100m2/vụ; 193,7kg/100m2/vụ. Được Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản tỉnh Sóc Trăng cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm để sản xuất và kinh doanh rau, củ, quả; Giấy xác nhận sản phẩm chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn. Đăng ký nhãn hiệu rau, quả an toàn và được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận đơn vào ngày 17/01/2018; được cấp mã số, mã vạch cho sản phẩm rau an toàn. Hoàn thiện quy trình trồng cà chua trên giá thể trong nhà màng ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt; quy trình trồng cải xanh, cải xà lách trên giá thể trong nhà lưới ứng dụng công nghệ tưới phun. Hoàn thiện quy trình sơ chế cà chua, cải xanh, cải xà lách và xoài. Xây dựng 02 điểm mô hình tiêu thụ rau, quả an toàn tại huyện Mỹ Xuyên và thành phố Sóc Trăng với số lượng rau tiêu thụ khoảng 100kg/ngày
15. Đề tài « Ứng dụng xây dựng mô hình tiến bộ kỹ thuật trồng rau an toàn bằng phương pháp thủy canh trụ đứng tại Bến Tre » do Thạc sĩ Phan Thị Tường Khanh,Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ Bến Tre, UBND Tỉnh Bến Tre tiến hành năm 2017. Đúng như mục đích ban đầu, đơn vị thực hiện dự án hoàn toàn làm chủ quy trình công nghệ có thể chuyển giao cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.Tỷ lệ sống của mô hình đạt trên 95%, năng suất bình quân của mô hình trên 200kg/vụ, đạt mục tiêu của dự án, tuy nhiên ban đầu dự án dự định triển khai 7 vụ nhưng do ảnh hưởng của hạn mặn năm 2016 nên dự án chỉ thực hiện 4 vụ. Hiệu quả kinh tế của mô hình khá cao: 1.770.000 đ – 1.990.000 đ/vụ (mỗi vụ từ 35 - 40 ngày).
16. Đề tài « Nghiên cứu đánh giá và đề xuất mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn TP.HCM » do Ths.Từ Minh Thiện, Ban Quản lý khu Nông nghiệp Công nghệ Cao TP.HCM thực hiện năm 2013. Nghiên cứu được thực hiện với 3 mục tiêu và giới hạn nghiên cứu ngành hàng RAT trên địa bàn TPHCM từ người sản xuất, thu mua - vận chuyển, chế biến, phân phối, tiêu dùng. Đề tài đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn, phương pháp phỏng vấn bằng bảng câu hỏi, phương pháp chuyên gia để khảo sát tình sản xuất – kinh doanh RAT; các thành phần, đặc điểm và quan hệ giữa các thành viên trong chuỗi liên kết ngang và dọc
17. Đề tài « Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn tại huyện Mỹ Tú » do KS. Văn Hồng Phú, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mỹ Tú, UBND Tỉnh Sóc Trăng thực hiện hoàn thành năm 2010. Kết quả, dự án đã xây dựng được 20 điểm mô hình trình diễn với diện tích 20ha trên vùng đất chuyên canh màu, vùng đất 2 lúa – 1 màu, bao gồm các loại khổ qua, dưa leo, đậu đũa, đậu cove, xà lách Pháp, tần ô, cải xanh... Xây dựng 2 câu lạc bộ sản xuất rau an toàn tại xã Phú Tân và xã An Hiệp, xây dựng 01 điểm bán rau an toàn tại chợ xã An Hiệp. Đào tạo 100 cán bộ kỹ thuật viên, thực hiện 40 lớp tập huấn chuyển giao 8 quy trình kỹ thuật cho 1.750 lượt nông dân. Kết quả phân tích mẫu rau của các điểm mô hình cho thấy hàm lượng Nitrate (NO3) và Đồng (Cu) nằm trong giới hạn cho phép. Không phát hiện các kim loại Chì (Pb), Asen (As), Thủy ngân (Hg); các dư lượng thuốc trừ sâu gốc cúc tổng hợp, Carbamate, Lân hữu cơ, Clo hữu cơ và vi khuẩn Salmonella trong các mẫu rau đem phân tích. Mô hình sản xuất rau an toàn đã mang lại lợi nhuận cao từ 10% trở lên so với mô hình canh tác truyền thống của nông dân.
18. Đề tài « Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình trồng rau an toàn cho những vùng trọng điểm trồng rau tại tỉnh Đồng Tháp » do TS. Nguyễn Thị Lộc, Viện Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long, UBND Tỉnh Đồng Tháp nghiệm thu năm 2009. Nội dung nghiên cứu gồm hiện trạng sản xuất rau ở vùng trồng rau trọng điểm của tỉnh Đồng Tháp; kết quả điều tra, phân tích 3 chỉ tiêu nội chất của 4 loại rau (bắp cải, khổ qua, đậu cô ve, dưa leo) quy trình trống rau an toàn cho 4 loại rau chính tại hai huyện Lấp Vò và Thanh Bình tỉnh Đồng Tháp.
19. Đề tài « Nghiên cứu xây dựng mô hình nhà lưới phục vụ sản xuất rau an toàn ở ngoại thành TP. Hồ Chí Minh: Báo cáo nghiệm thu » do Lê Minh Dũng, Chi cục Bảo vệ thực vật Tp.Hồ Chí Minh thực hiện năm 2007. Kết quả, khảo sát đánh giá hiện trạng sử dụng nhà lưới trong sản xuất rau ở ngoại thành thành phố. Nghiên cứu điều kiện nhiệt độ, ẩm độ, hệ sinh vật hại rau và tình hìnhsinh trưởng rau trồng trong nhà lưới. Nghiên cứu thiết kế và xây dựng 3 mô hình nhà lưới cải tiến: Củ Chi2, Hóc Môn: 1. Đánh giá hiệu quả kinh tế kỹ thuật trồng nhóm rau ăn lá an toàn trongmô hình nhà lưới mới với 5 loại rau ăn lá rau cải, rau muống, rau dền, mồng tơi,xà lách. Chuyển giao kết quả nghiên cứu mô hình Trung tâm Khuyến nông,Chi cục Bảo vệ thực vật ứng dụng mô hình thiết kế để chuyển giao cho nông dân.
20. Đề tài « Nghiên cứu bổ sung quy trình kỹ thuật trồng rau an toàn tại Tp.Hồ Chí Minh theo hướng hữu cơ sinh học kết hợp với các biện pháp kỹ thuật tiên tiến » do TS Ngô, Quang Vinh, Tp.Hồ Chí Minh tiến hành nghiên cứu năm 2006. Nội dung nghiên cứu về cách sử dụng phân bón hữu cơ sinh học nhằm nâng cao năng suất và chất lượng rau an toàn hiện trồng trong nhà tươi; Nghiên cứu sử dụng các sản phẩm phân bón và nông dược dạng hữu cơ sinh học để trồng một số loại rau ăn trái ngoài nhà tươi; Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp kinh tế - xã hội nhằm thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ rau an toàn một cách bền vững.
21. Đề tài « Nghiên cứu xây dựng mô hình trồng rau theo hướng công nghệ cao tại tỉnh Bình Dương » do TS. Ngô Quang Vinh, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam thực hiện năm 2015. Kết quả, đề tài đã thực hiện việc xây dựng một nhà màng 2160m2, trong đó phần dùng cho nghiên cứu 700m2, phần dùng cho SX tạo ra sản phẩm hàng hóa 1460m2. Trong nhà màng chia làm 2 khu: Khu thủy canh bè nổi dùng trồng rau ăn lá và khu bán thủy canh, trồng rau ăn quả trên giá thể mụn xơ dừa. Cả 2 hệ thống thủy canh ở đây đều thuộc dạng hở (không thu hồi và sử dụng lại phần dinh dưỡng dư) để tránh bệnh hại. Nhà màng có nhiệt độ trung bình năm 26,6oC, nhìn chung là phù hợp với rau ăn lá và giai đoan phát triển thân lá của rau ăn quả. Trong suốt năm, đáng chú ý có 3 tháng nóng nhất là tháng 2, tháng 3 và tháng 4, nhiệt độ trong nhà màng trung bình là 29,2, 30,4 và 31,8oC. Nhiệt độ này vẫn nằm trong giới hạn phù hợp của rau ăn lá và cây họ bầu bí (dưa leo, khổ qua), nhưng là cao quá so với nhu cầu của cà chua
Mỹ Linh