• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu cổng thông tin KH&CN
    • Quy chế vận hành cổng thông tin KH&CN
    • Danh sách Ban biên tập
    • Cơ cấu tổ chức Ban biên tập
  • Sản phẩm
    • Bản tin KH&CN Bình Dương
    • Kỷ yếu kết quả NCKH&PTCN cấp tỉnh
    • Ấn phẩm không định kỳ
    • Sản phẩm phần mềm chuyển giao
  • Dịch vụ
    • Dịch vụ biên soạn, chế bản, in ấn
    • Dịch vụ công nghệ thông tin
    • Dịch vụ cung cấp thông tin KH&CN theo yêu cầu
    • Dịch vụ thẩm định thông tin theo yêu cầu
  • Thông tin KH&CN
    • Tin KH&CN Bình Dương
    • Sở hữu trí tuệ
    • Kết quả nghiên cứu KH&CN trong và ngoài nước
    • Tin KH&CN trong nước
    • Tin KH&CN Thế giới
    • Khoa học thường thức
    • Khoa học sản xuất
    • Thông tin công nghệ
    • Thông tin tiêu chuẩn
    • Thông tin sở hữu trí tuệ
    • Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
    • Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
  • Hướng dẫn
    • Liên hệ Ban biên tập
    • Liên hệ bộ phận kỹ thuật
    • Xem tra cứu thông tin KH&CN
    • Đăng ký sản phẩm, dịch vụ
  • Liên hệ
THÔNG TIN KH&CN BÌNH DƯƠNG
------- CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH BÌNH DƯƠNG -------
 
 Site map  Góp ý BBT  Hỏi đáp RSS 
Chia sẽ bài viết qua email
Bài viết: Nền tảng kiến trúc công nghệ cho việc xây dựng thành phố thông minh
* Email không hợp lệ
*
* Email không hợp lệ
*
 Gửi email
 
Trang chủ » Thông tin KH&CN » Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Thứ 4, 20/11/2019
Nền tảng kiến trúc công nghệ cho việc xây dựng thành phố thông minh
Theo các chuyên gia, về cơ bản, thành phố thông minh (TPTM) đó là mô hình thành phố ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo để quản lý, nâng cao tiêu chuẩn cuộc sống đô thị, cải thiện chất lượng phục vụ của chính quyền thành phố ... Với sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 thì việc lựa chọn nền tảng công nghệ cho việc xây dựng TPTM là hết sức thuận lợi.
 IoT - Giữ vai trò vận hành

TPTM hay đô thị thông minh như là một “hệ thống hữu cơ tổng thể” được kết nối từ nhiều hệ thống thành phần với hệ thống trí tuệ nhân tạo có thể hành xử thông minh như con người, gồm mạng viễn thông số (dây thần kinh), hệ thống nhúng thông minh (não bộ), các cảm biến (giác quan) và phần mềm (tinh thần và nhận thức) để nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện chất lượng phục vụ của chính quyền thành phố, giảm tiêu thụ năng lượng, quản lý hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Chia sẻ tại hội thảo “Phát triển kiến trúc cho TPTM Bình Dương”, ông Madhu Dharmarajan, đại diện công ty HPE Châu Á - Thái Bình Dương cho rằng, công nghệ cơ bản và toàn diện cho TPTM chính là internet vạn vật hấp dẫn (Internet of Things - IoT) cho việc phát triển các ứng dụng, kết nối cũng như vận hành, quản lý TPTM. Với hệ thống IoT chúng ta có thể áp dụng vào các lĩnh vực như quản lý chất thải, quản lý đô thị, giao thông, phản hồi trong các tình huống khẩn cấp, mua sắm thông minh…

Tại các buổi chia sẻ kinh nghiệm về việc xây dựng TPTM giữa tỉnh Bình Dương và thành phố Eindhoven (Hà Lan), ông Matteo Vezzosi, Giám đốc Kinh doanh cao cấp Công ty NXP Semiconductors (Hà Lan) nhận định, với hệ thống IoT chúng ta có thể áp dụng vào các lĩnh vực. Hãy lấy thiết bị thu hình giám sát làm ví dụ, nó có thể tự động truyền tải thông tin về tình trạng giao thông sang một hệ thống khác có khả năng đưa ra gợi ý ngay lập tức cho các tài xế trong khu vực cần chuyển sang tuyến đường khác. Các hệ thống giao thông khác như đường sắt, tàu điện ngầm hay đường hàng không… được kết nối sẵn trong một thành phố hay một khu vực, thậm chí trong một quốc gia cũng có thể điều chỉnh và nâng cao hiệu quả của chúng một cách phù hợp.

Data - Đóng vai trò quyết định

Đại diện Bosch Việt Nam chia sẻ, là nhà cung ứng công nghệ và dịch vụ hàng đầu thế giới, đang sử dụng nền tảng IoT để xây dựng các thành phố trong tương lai ngày càng phát triển bền vững, hấp dẫn và tràn đầy sức sống. Bosch theo đuổi tầm nhìn này tại thị trường Việt Nam bằng việc tiên phong cung cấp các giải pháp dành cho thành phố thông minh. Để xây dựng TPTM, thì Bình Dương trước hết phải hoàn thiện cơ sở hạ tầng viễn thông, cơ sở dữ liệu… vì để vận hành IoT thì phải có nền tảng dữ liệu lớn, tạo sự “thông” và “nhanh” trong quá trình vận hành.

“Việc vận hành TPTM phải cần có sự trao đổi dữ liệu giữa các đơn vị để đưa ra biện pháp quản lý, vận hành thích hợp trong từng thời điểm, từng chu kỳ và giải quyết các vấn đề đang nảy sinh. Việc đưa các dữ liệu riêng lên hệ thống dữ liệu chung là rất quan trọng, do đó cũng cần chú ý đến vấn đề an ninh mạng”, TS. Sang Keon Lee, Viện nghiên cứu định cư Hàn Quốc chia sẻ tại hội thảo “Phát triển kiến trúc cho TPTM Bình Dương”.

Về vấn đề này, PGS.TS Thoại Nam (trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh) cũng cho rằng, đối với TPTM, công nghệ không phải là nhất định nhưng lại rất quan trọng, phải làm chủ được công nghệ mới có thể cải tiến, vận hành công nghệ theo tình hình thực tiễn. Cho dù có dữ liệu tốt, đa dạng nhưng công nghệ cho việc lấy dữ liệu, xử lý dữ liệu không tương xứng thì vẫn gây sự “tắc nghẽn” cho việc xử lý, vận hành. Do đó việc lựa chọn công nghệ, xây dựng hạ tầng viễn thông trong việc xây dựng TPTM là rất quan trọng.

Kết nối dữ liệu

Tính đến nay, thuật ngữ IoT đã không con trở nên xa lạ, nó được xem là bước ngoặc lớn trong việc kết nối dữ liệu cho mọi hoạt động từ điều hành, quản lý, giám sát… với thời gian thực bằng internet. PGS.TS Thoại Nam (trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng để quản lý tốt thì việc kết nối dữ liệu là hết sức quan trọng. Sự quản lý thông minh đều dựa trên 3 yếu tố, nguồn dữ liệu (data), tự động (AI) và an ninh mạng, nếu yếu tố tự động và an ninh mạng được triển khai tốt nhưng không có nguồn dữ liệu thì không thể vận hành.

Bên cạnh đó, ngoài công nghệ thì các thiết bị di động thông minh ngày càng hiện đại, chỉ với một chiếc điện thoại thông minh là có thể giải quyết các công việc cũng như giao dịch, quản lý… Việc này cũng đòi hỏi việc kết nối dữ liệu giữa các cơ quan, doanh nghiệp bằng công nghệ hiện đại và đảm bảo an ninh. Trong chuyến làm việc của Chương trình tình nguyện viên IBM tại Bình Dương, bà Ana Paola Hentze Veerkamp, Kỹ sư IBM Mexico chia sẻ, điện toán đám mây (ĐTĐM) là một trong những công nghệ được triển khai gần đây nhưng đã từng bước phát huy được khả năng lưu trữ, truyền tải cũng như bảo mật. Với việc sử dụng ĐTĐM thì sẽ triển khai được nhiều ứng dụng, đem lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh, quản lý, giảm chi phí lưu trữ và đưa ra các giải pháp “doanh nghiệp” xã hội như thư điện tử, họp trực tuyến…

Ông Nguyễn Quốc Cường, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho biết, nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhất là triển khai xây dựng thành phố thông minh Bình Dương, Sở sẽ phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông triển khai xây dựng kiến trúc dữ liệu cho việc vận hành, quản lý thành phố thông minh. Kiến trúc dữ liệu được thu thập gồm 2 phần, phần dữ liệu từ các nguồn phát sinh giữa giao dịch các cơ quan nhà nước với nhau, giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp, người dân và dữ liệu thu thập từ các cảm biến (dữ liệu thông thường) và dữ liệu từ các ứng dụng GIS, bản đồ số tổng thể của các ngành và có thể liên kết với dữ liệu Trung ương (dữ liệu quốc gia).
 
Hải Sư
Chia sẻ:
2
Bài đã đăng:
  • Startup Việt cần làm gì trong thời đại cách mạng 4.0  (6/24/2020 9:11:35 AM)
  • Amber online education: Chìa khóa cho phương thức học trực tuyến thời kỳ 4.0  (5/22/2020 9:14:56 AM)
  • Indonesia: nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho Cách mạng Công nghiệp 4.0  (12/9/2019 4:23:40 PM)
  • Nâng cao chất lượng sản phẩm thời đại công nghệ 4.0  (11/20/2019 2:36:13 PM)
  • Kỷ nguyên 4.0: Cơ hội phát triển thị trường khoa học và công nghệ  (11/20/2019 11:09:37 AM)
  • Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao thời kỳ 4.0  (12/7/2018 9:17:18 AM)
  • Hội thảo Khởi nghiệp công nghệ 4.0  (12/7/2018 8:57:27 AM)
CHUYÊN MỤC
  • Đưa nghị quyết về KH&CN vào cuộc sống
    • Tin tức
    • Tìm hiểu nghị quyết về KH&CN
    • Văn bản
    • Thảo luận
  • Các chương trình KH&CN
    • Các chương trình KH&CN trọng điểm
    • Các chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
    • Công khai văn bản
  • Nhiệm vụ KH&CN
  • Nông nghiệp - Nông thôn
    • Bà con cần biết
    • Khoa học và sản xuất
    • Mô hình mới - Sản phẩm mới
    • Văn hóa - Xã hội nông thôn
  • Thành tựu KH&CN
    • Công nghệ
    • Y - Dược
    • Tự nhiên
    • Môi trường
    • Nông - Lâm - Ngư nghiệp
    • Xã hội nhân văn
  • Thư viện số
  • Thống kê KH&CN
  • Văn bản pháp luật
THÔNG BÁO Xem thêm
  • Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Sở Khoa học và Công nghệ
  • Công khai kết quả thanh lý tài sản cố định, công cụ dụng cụ của Văn phòng Sở Khoa học và Công nghệ
  • Thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích
  • Hội thảo doanh nghiệp: Các giải pháp, ý tưởng đổi mới sáng tạo trong xây dựng thành phố thông minh Bình Dương
  • Quyết định về việc ban hành Quy chế đánh giá, phân loại đối với đơn vị và công chức, viên chức của Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Quyết định Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 ngày 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính
  • Quyết định về việc ban hành Quy chế đánh giá, phân loại đối với đơn vị và công chức, viên chức của Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2018
  • Hướng dẫn lập hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư
VIDEO
  • Đầu tư nước ngoài vào Bình Dương tiếp tục tăng cao 2014 - Bình Dương Land Pp00DHHSfnk
  • Sức hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Bình Dương -U_bKROC6e4
  • Đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Bình Dương H-WFNEuJ3Zk
HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
Hình ảnh hoạt động
Hình ảnh hoạt động
LIÊN KẾT HỮU ÍCH
THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn quan tâm nhiều nhất đến thông tin trong lĩnh vực nào sau đây?

Tin KH&CN Bình Dương
Tin KH&CN Trong nước
Tin KH&CN Thế giới
Khoa học thường thức
Khoa học sản xuất
Kết quả nghiên cứu KH&CN trong và ngoài nước
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Bình chọn Xem kết quả
KẾT QUẢ THĂM DÒ Ý KIẾN
Hãy chọn một lựa chọn trước khi bình chọn


Đang gửi ý kiến.
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Tổng truy cập: 1307273
Đang online: 10
  • Trang chủ
  • Site map
  • Liên hệ
  • Góp ý
  • Hỏi đáp
  • Thông tin KH&CN
  • Nghị quyết
  • Đưa nghị quyết về KH&CN vào cuộc sống
  • Các chương trình KH&CN
  • Nhiệm vụ KH&CN
  • Nông nghiệp - Nông thôn
  • Thành tựu KH&CN
  • Sản phẩm
  • Thư viện số
  • Thống kê KH&CN
  • Văn bản pháp luật
  • Dịch vụ
 Trang chủ  Site map  Liên hệ  Góp ý  Hỏi đáp

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH BÌNH DƯƠNG
Địa chỉ: Tầng 11-Tháp A, Trung tâm Hành chính tỉnh Bình Dương, phường Hòa Phú, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
Điện thoại Văn phòng Sở:  (0274) 3822924  - Fax: (0274) 3824421
Email: 
sokhcn@binhduong.gov.vn


QUẢN LÝ WEBSITE: TRUNG TÂM THÔNG TIN VÀ THỐNG KÊ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH BÌNH DƯƠNG
Địa chỉ: Số 28 Huỳnh Văn Nghệ, phường Phú Lợi, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương
Điện thoại:  (0274) 3904667 - (0274) 3904669 - Fax: (0274) 3856057
Email: thongtinkhcn@binhduong.gov.vn