Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT và truyền thông, số hóa trong đào tạo (đào tạo trực tuyến e-Learning) ra đời như một cuộc cách mạng dạy và học, trở thành một xu thế tất yếu của thời đại, bùng nổ ở nhiều nước đã và đang phát triển. Khoảng hai năm gần đây, rất nhiều trường đại học hàng đầu trên thế giới đều coi số hóa đào tạo là xu hướng tất yếu và tập trung phát triển lĩnh vực này. Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.
Với thế mạnh bao gồm một lực lượng lớn các bạn trẻ yêu công nghệ, Việt Nam đã ghi dấu ấn riêng trên bản đồ e-Learning thế giới. Và một dự án hiện đang được đông đảo các bạn trẻ đánh giá cáo, đó là Amber Online Education (AOE) do bạn Phạm Lâm Tùng - người khởi xướng, cũng là Giám đốc điều hành và đồng sáng lập công ty Amber Online Education.
Là người học ở nước ngoài, Tùng đã có thời gian làm việc tại một số công ty/tập đoàn trên thế giới. “Mình thấy hình thức đào tạo trực tuyến E-learning đang rất phổ biến trên thế giới và đem lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, tại Việt Nam hình thức này chưa thực sự thể hiện hết chức năng cũng như lợi thế. Lý do đơn giản là các đơn vị và cá nhân cho rằng học online là đưa clip lên mạng, quay giảng viên dạy và ngồi nghe từ đầu đến cuối khiến cho buổi học vô cùng nhàm chán. Nhưng thực tế e-Learning không phải như vậy, đó là sự tương tác giữa người học và giảng viên, và AOE là nhịp cầu để góp phần thay đổi tư duy, quan điểm của mọi người về học online. Để thực hiện, mình đã tập hợp những bạn trẻ dám ước mơ, dám thực hiện để khởi nghiệp với dự án thú vị này”.
Ra đời giữa năm 2017, sau gần hai năm khởi nghiệp, AOE đã thúc đẩy quá trình số hóa đào tạo tại Việt Nam. Số hóa giảng dạy e-Learning là một phương thức đào tạo hiện đại, dựa trên CNTT. Với sự bùng nổ phát triển của công nghệ hiện nay, e-Learning ngày càng được ưa chuộng bởi tính linh hoạt, tiện dụng cả về thời gian lẫn địa điểm, giải quyết những vấn đề khó khăn khi người dùng hoàn toàn chủ động việc học của mình. Đây là điểm mà các các phương pháp giáo dục truyền thống không có được. Chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn tới là tích cực triển khai các hoạt động xây dựng một xã hội học tập mà ở đó mọi công dân đều có cơ hội được học tập, hướng tới việc bất kỳ lúc nào, bất kỳ ở đâu và học tập suốt đời. Để thực hiện được các mục tiêu nêu trên, e-Learning thực sự là một bước tiến mới khi tạo ra một môi trường học tập hiệu quả trong thế giới phẳng.
Phương châm hoạt động của Amber Education Learning không ngoài mục tiêu để việc học trở thành niềm cảm hứng, yêu thích và đạt được hiệu quả sau mỗi bài giảng. Trước khi triển khai hệ thống E-learning, AOE đã nghiên cứu, xây dựng nền tảng giáo trình học phù hợp với thực tiễn xã hội, những mô hình có tính ứng dụng cao để tối ưu hóa quá trình học tập và đạt mục tiêu đề ra.
Mục tiêu lớn nhất của AOE là thay đổi tư duy của mọi người về đào tạo, đặc biệt là e-Learning bởi mọi người có chưa hiểu rõ e-Learning là gì? Đó không chỉ là học với clip mà còn có sự tương tác, không chỉ học mà còn phải đọc tài liệu và AOE tự hào có kho cơ sở dữ liệu khổng lồ giúp người học có thể tìm kiếm những nội dung hữu ích. Điểm khác biệt của AOE là áp dụng công nghệ e-Learning tiên tiến với các yếu tố tương tác như gamification, hiệu ứng đồ họa, âm thanh, thuyết minh, lồng tiếng... và việc thiết kế bài giảng mang tính tương tác cao giúp người học dễ dàng hơn trong việc tiếp cận kiến thức. Đồng thời, AOE cũng cấp nền tảng LMS (là một ứng dụng được sử dụng để quản trị, theo dõi và báo cáo và truyền tải các chương trình học tập). Nền tảng LMS được AOE sử dụng để phân phối tài liệu E-learning đến học viên, đồng thời giúp nhà quản lý dễ dàng theo dõi, điều chỉnh và đánh giá kết quả đào tạo.
Các nội dung đào tạo do AOE cung cấp đều bảo đảm về tính học thuật cũng như tính thực tiễn, bên cạnh thế mạnh về công nghệ, nội dung được chuẩn hóa với những yêu cầu khắt khe, nội dung học được chia nhỏ, ngắn gọn, cô đọng, phù hợp với khả năng xử lý của con người.
Thấy tôi còn mông lung, Lâm Tùng giải thích: “Lấy ví dụ, nếu bạn đang ở trong lớp truyền thống và tham dự một buổi học về đấu giá, bạn thấy khó hiểu và trừu tượng? Nhưng khi đến với khóa học của AOE, người học lại chính là người đàm phán với tình huống giả định cụ thể, thông qua đó người học được rèn luyện kỹ năng để đạt được thành công trong các cuộc đàm phán trong thực tế. Trong quá trình làm việc, nghiên cứu về lý thuyết học tập cho người trưởng thành, thói quen, hành vi của người học, chúng mình thấy rằng, có một phần quan trọng nhưng ít được mọi người để ý, đó là trải nghiệm của người học. Chúng mình đã nghiên cứu để đưa ra phương pháp làm sao phù hợp với người đi làm và sử dụng các phương pháp như micro e-Learning, key study hay học giải quyết vấn đề”.
Bên cạnh đó, hiểu được tầm quan trọng của quá trình đào tạo, AOE có sự tư vấn, kiểm soát chất lượng của các chuyên gia đầu ngành, đó là những giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy tại các trường đại học lớn ở Việt Nam. Như vậy, có thể nói việc học online ở AOE khác rất nhiều so với học offline, đó là: Đảm bảo tính học thuật; (2) Đảm bảo tính tưởng tác; (3) Nguồn tài liệu vô cùng phong phú.
Sau gần hai năm phát triển, AOE đã đạt được những thành công, trong đó thay đổi lớn nhất có thể nói đến là dự án liên tục cải tiến sản phẩm, quy trình cung cấp dịch vụ, mang đến trải nghiệm hoàn hảo cho khách hàng. AOE đã hợp tác với nhiều đối tác và các doanh nghiệp lớn như Samsung, Doosan, Heliopower, Vietcombank... xây dựng khóa đào tạo riêng biệt cho từng doanh nghiệp. Không còn khoảng cách về địa lý, không còn rào cản về trải nghiệm, công nghệ kết hợp với nền tảng chính thống có tính thực tiễn cao sẽ là cơ sở vững chắc để mang đến thành công chodoanh nghiệp. Không dừng lại ở những thành côngđã có, những người sáng lập sẽ phát triển AOE với những bước đi mạnh mẽ trong tương lai.
Chia sẻ về kế hoạch và tầm nhìn trong thời gian tới, Phâm Lâm Tùng cho biết: “Trong tương lai, AOEsẽ mở rộng chi nhánh trên thị trường trong và ngoài nước. Phổ cập không chỉ cho doanh nghiệp mà sẽ triển khai đến các nhà trường và mọi tầng lớp nhândân với những hình thức phù hợp hơn bởi mục tiêu cuối cùng vẫn là giáo dục và thay đổi tư duy conngười”.
Trước khi chia tay, Lâm Tùng chia sẻ với tôi:“Mình có nhớ một câu nói của Hiệu trưởng Đại họcHarvard: Bạn phải tiếp tục việc học, không chỉ pháttriển kỹ năng mà còn cần học hỏi kiến thực thật sựtrong suốt cuộc đời” và cách hiệu quả nhất có thểđồng hành với mỗi người trong kỷ nguyên số chính làgiải pháp học trực tuyến e-Learning./.
- Giáo dục trực tuyến (hay còn gọi là e-Learning) là phương thức học ảo thông qua một máy vi tính, điện thoại thông minh nối mạng đối với một máy chủ ở nơi khác có lưu giữ sẵn bài giảng điện tử và phần mềm cần thiết để có thể hỏi/yêu cầu/ra đề cho học sinh học trực tuyến từ xa. Giáo viên có thể truyền tải hình ảnh và âm thanh qua đường truyền băng thông rộng hoặc kết nối không dây (WiFi, WiMAX), mạng nội bộ (LAN).
- Gamification (Trò chơi điện tử ứng dụng hóa hay còn gọi tắt Game hóa) một thuật ngữ về một xu hướng quản lý mới, cho phép doanh nghiệp, các công ty đưa các ứng dụng trong công việc ngoài đời thực vào trong một trò chơi nhằm giúp mọi người tìm hiểu, nghiên cứu và chơi để tăng năng suất làm việc, hay là việc ứng dụng các thành phần của Game vào trong các lĩnh vực khác để tạo ra một trải nghiệm thú vị cho người dùng, gắn kết người dùng với các ứng dụng phần mềm như website hay mobile app...
Minh Phượng (Nguồn: http://vista.gov.vn/startup/ban-tin-khoi-nghiep-doi-moi-sang-tao-2020/khoi-nghiep-doi-moi-sang-tao-so-12-2020-133.html)