Trang chủ
Giới thiệu
Giới thiệu cổng thông tin KH&CN
Quy chế vận hành cổng thông tin KH&CN
Danh sách Ban biên tập
Cơ cấu tổ chức Ban biên tập
Sản phẩm
Bản tin KH&CN Bình Dương
Kỷ yếu kết quả NCKH&PTCN cấp tỉnh
Ấn phẩm không định kỳ
Sản phẩm phần mềm chuyển giao
Dịch vụ
Dịch vụ biên soạn, chế bản, in ấn
Dịch vụ công nghệ thông tin
Dịch vụ cung cấp thông tin KH&CN theo yêu cầu
Dịch vụ thẩm định thông tin theo yêu cầu
Thông tin KH&CN
Tin KH&CN Bình Dương
Sở hữu trí tuệ
Kết quả nghiên cứu KH&CN trong và ngoài nước
Tin KH&CN trong nước
Tin KH&CN Thế giới
Khoa học thường thức
Khoa học sản xuất
Thông tin công nghệ
Thông tin tiêu chuẩn
Thông tin sở hữu trí tuệ
Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Hướng dẫn
Liên hệ Ban biên tập
Liên hệ bộ phận kỹ thuật
Xem tra cứu thông tin KH&CN
Đăng ký sản phẩm, dịch vụ
Liên hệ
THÔNG TIN KH&CN BÌNH DƯƠNG
------- CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH BÌNH DƯƠNG -------
Site map
Góp ý BBT
Hỏi đáp
RSS 
Chia sẽ bài viết qua email
Bài viết:
AI và robot có thể tạo ra nhiều việc làm hơn là làm mất việc
*
Email không hợp lệ
*
*
Email không hợp lệ
*
Gửi email
Trang chủ
»
Thông tin KH&CN
»
Thông tin công nghệ
Thứ 2, 11/11/2019
AI và robot có thể tạo ra nhiều việc làm hơn là làm mất việc
Tự động hóa không có gì mới - máy móc đã và đang dần dần thay thế người công nhân từ Cách mạng Công nghiệp. Điều này xảy ra đầu tiên trong nông nghiệp và các nghề thủ công như dệt tay, sau đó là sản xuất hàng loạt và, trong những thập kỷ gần đây, trong nhiều nhiệm vụ văn thư.
Khi thu nhập thêm được tạo ra bởi những tiến bộ công nghệ này đã được tái sử dụng vào nền kinh tế, thì nhu cầu mới về lao động của con người đã được tạo ra và nói chung vẫn còn rất nhiều việc con người phải làm.
Nhưng một thế hệ máy móc thông minh mới, được thúc đẩy bởi những tiến bộ nhanh chóng về trí tuệ nhân tạo (AI) và robot, có khả năng thay thế một tỷ lệ lớn các công việc hiện tại của con người. Mặc dù một số công việc mới sẽ được tạo ra như trong quá khứ, nhưng mối quan tâm lo ngại với nhiều người là có thể khi chi phí của máy móc thông minh giảm theo thời gian và năng lực của chúng tăng lên thì nhiều việc làm sẽ bị mất đi.
Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy rằng có tới 30% công việc hiện tại trong các nước OECD có thể có nguy cơ tự động hóa vào giữa những năm 2030. Nhưng đây không phải là toàn bộ sự thật, trong nghiên cứu gần đây của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) về Vương quốc Anh và về Trung Quốc được công bố tại cuộc họp WEF (tháng 9 năm 2018 tại Thiên Tân, Trung Quốc) cho thấy: Thứ nhât, một công việc có tiềm năng kỹ thuật được tự động hóa không có nghĩa là điều này chắc chắn sẽ xảy ra. Có một loạt các yếu tố kinh tế, chính trị, quy định và tổ chức có thể ngăn chặn hoặc ít nhất là trì hoãn đáng kể tự động hóa. Dựa trên phân tích rủi ro xác suất, chỉ khoảng 20% công việc hiện tại của Vương quốc Anh thực sự có thể bị thay thế bởi AI và các công nghệ liên quan đến năm 2037, tỷ lệ này khoảng 26% ở Trung Quốc do tiềm năng tự động hóa cao hơn đặc biệt là trong sản xuất và nông nghiệp. Các nhà nghiên cứu của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) gọi nó là hiệu ứng dịch chuyển.
Thứ hai, và quan trọng hơn, AI và các công nghệ liên quan cũng sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và do đó tạo ra nhiều cơ hội việc làm bổ sung, giống như các làn sóng đổi mới công nghệ khác trong quá khứ đã thực hiện, từ động cơ hơi nước đến máy tính. Đặc biệt, các hệ thống AI và robot sẽ giúp tăng năng suất, giảm chi phí và cải thiện chất lượng và phạm vi sản phẩm mà các công ty có thể sản xuất.
Kết quả là các công ty thành công sẽ gia tăng được lợi nhuận, phần lớn trong số đó sẽ được tái đầu tư vào các công ty đó hoặc trong các doanh nghiệp khác bởi các cổ đông nhận cổ tức. Để duy trì tính cạnh tranh, các công ty cuối cùng sẽ phải chuyển hầu hết các lợi ích này cho người tiêu dùng dưới dạng giá thấp hơn (điều chỉnh chất lượng), sẽ có tác dụng làm tăng mức thu nhập thực tế. Điều này có nghĩa là các hộ gia đình có thể mua nhiều hơn bằng tiền của họ và do đó, các công ty sẽ cần phải thuê thêm nhân công để đáp ứng nhu cầu tăng thêm. Các nhà nghiên cứu gọi đây là hiệu ứng thu nhập, bù đắp cho hiệu ứng dịch chuyển trong công việc.
Đối với Vương quốc Anh, tác động ròng ước tính đối với việc làm là không đổi, với khoảng 7 triệu việc làm (20%) dự kiến sẽ được thay thế, nhưng cũng sẽ có số lượng việc làm như thế (7 triệu việc làm việc mới) được tạo ra. Phân tích chi tiết hơn cho thấy mức tăng việc làm đáng kể trong các lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, nơi nhu cầu sẽ tăng do dân số già nhưng ở đó cũng có giới hạn về phạm vi tự động hóa do nhu cầu giao tiếp của con người. Sự thay thế công việc đáng kể trong các lĩnh vực như sản xuất và việc làm liên quan đến các phương tiện không người lái, vận tải và hậu cần.
Đối với Trung Quốc, có một tác động ròng tiêu cực ước tính đối với việc làm nông nghiệp, xây dựng và dịch vụ.
Đối với cả Vương quốc Anh và Trung Quốc, chăm sóc sức khỏe sẽ là một lĩnh vực có tiềm năng đáng kể để tạo việc làm mới, vì dân số Trung Quốc cũng đang già đi nhanh chóng.
Một kết quả có vẻ đáng ngạc nhiên là tác động đối với việc làm trong lĩnh vực công nghiệp của Trung Quốc được ước tính là không đổi. Điều này phản ánh thực tế rằng mặc dù sẽ có phạm vi đáng kể để tự động hóa hơn nữa trong sản xuất của Trung Quốc khi tiền lương tăng, nghiên cứu cũng ước tính rằng Trung Quốc sẽ dẫn đầu trong việc sản xuất các sản phẩm được tăng cường AI (robot, xe không người lái, máy bay không người lái, v.v.) trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư này.
Nguồn: WEF
Chia sẻ:
2
Bài đã đăng:
Vệ tinh do kĩ sư Việt Nam thiết kế bay vào vũ trụ
(11/11/2019 4:41:44 PM)
CHUYÊN MỤC
Đưa nghị quyết về KH&CN vào cuộc sống
Tin tức
Tìm hiểu nghị quyết về KH&CN
Văn bản
Thảo luận
Các chương trình KH&CN
Các chương trình KH&CN trọng điểm
Các chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ
Công khai văn bản
Nhiệm vụ KH&CN
Nông nghiệp - Nông thôn
Bà con cần biết
Khoa học và sản xuất
Mô hình mới - Sản phẩm mới
Văn hóa - Xã hội nông thôn
Thành tựu KH&CN
Công nghệ
Y - Dược
Tự nhiên
Môi trường
Nông - Lâm - Ngư nghiệp
Xã hội nhân văn
Thư viện số
Thống kê KH&CN
Văn bản pháp luật
THÔNG BÁO
Xem thêm
Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Sở Khoa học và Công nghệ
Công khai kết quả thanh lý tài sản cố định, công cụ dụng cụ của Văn phòng Sở Khoa học và Công nghệ
Thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích
Hội thảo doanh nghiệp: Các giải pháp, ý tưởng đổi mới sáng tạo trong xây dựng thành phố thông minh Bình Dương
Quyết định về việc ban hành Quy chế đánh giá, phân loại đối với đơn vị và công chức, viên chức của Bộ Khoa học và Công nghệ
Quyết định Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 ngày 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính
Quyết định về việc ban hành Quy chế đánh giá, phân loại đối với đơn vị và công chức, viên chức của Bộ Khoa học và Công nghệ
Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 09 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8 năm 2018
Hướng dẫn lập hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư
VIDEO
Đầu tư nước ngoài vào Bình Dương tiếp tục tăng cao 2014 - Bình Dương Land
Pp00DHHSfnk
Sức hấp dẫn của môi trường đầu tư tại Bình Dương
-U_bKROC6e4
Đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản vào Bình Dương
H-WFNEuJ3Zk
HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG
Hình ảnh hoạt động
Hình ảnh hoạt động
LIÊN KẾT HỮU ÍCH
----Liên kết website----
Cổng thông tin điện tử Bình Dương
Bộ Thông tin và Truyền thông
Cổng TTĐT Bộ Khoa học và Công nghệ
Sở Khoa học và Công nghệ Bình Dương
Sở hữu trí tuệ
Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh
THĂM DÒ Ý KIẾN
Bạn quan tâm nhiều nhất đến thông tin trong lĩnh vực nào sau đây?
Tin KH&CN Bình Dương
Tin KH&CN Trong nước
Tin KH&CN Thế giới
Khoa học thường thức
Khoa học sản xuất
Kết quả nghiên cứu KH&CN trong và ngoài nước
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Bình chọn
Xem kết quả
KẾT QUẢ THĂM DÒ Ý KIẾN
Hãy chọn một lựa chọn trước khi bình chọn
Đang gửi ý kiến.
THỐNG KÊ TRUY CẬP
Tổng truy cập: 965528
Đang online: 26